-kimcuong, 2013-
Trong giáo trình "Đại Liên diện thụ giảng nghĩa" có chương nói về Ám Hợp. Qua bài này các bạn chú ý và hiểu được cách xét thập thần, tượng cách, dụng hỉ kị theo lý luận của Manh Phái.
Ám hợp gồm có 3 tổ hợp: Dần Sửu, Thân Mão, Ngọ Hợi. Đặc điểm của Ám hợp là các can tàng trong 2 địa chi thuộc thiên can ngũ hợp (giáp kỉ, ất canh, bính tân, đinh nhâm, mậu quí).
1- Tổ hợp Dần Sửu
.............giáp-kỉ
.............bính-tân
.............mậu-quí
2- Tổ hợp Thân Mão
...............canh-ất
3- Tổ hợp Ngọ Hợi
..............đinh-nhâm
..............kỉ-giáp
Các tổ hợp trên phải gần kề nhau mới xét ám hợp. Ám hợp biểu lộ sự việc mà thập thần đại biểu, thí dụ như "thương quan và sát ám hợp" trong thí dụ sau:
Nam mệnh, sinh 14.5.1939
Kỉ Mão - Kỉ Tị - Tân Hợi - Giáp Ngọ
2 địa chi Hợi Ngọ liền kề. Tân kim là chủ vị, Đinh là Thất Sát, Nhâm là Thương quan, ám hợp này được cho là "thương quan và sát hợp". Sát chủ quyền lực, Thương quan đại biểu trí tuệ. Tứ trụ có Hỏa vượng, nên tượng hình gọi là "Sát vượng hợp khứ Thương Quan"! Nguyên lý vận dụng chính là "tặc thần bộ thần" *, nên rất cần vận Thủy xuất hiện nhằm thực hiện được việc "hợp mà khứ" này.
Quả nhiên, 2 vận Giáp Tí (43 tuổi) và Quí Hợi (53 tuổi) được liên thăng tam cấp Tỉnh ủy lên Bộ trưởng. Nhưng đến vận Nhâm Tuất (63 tuổi) thì cáo lui.
---
Luận theo cách cục thì dĩ nhiên sẽ có cách nhìn khác hẳn. Đây là Chính Quan cách, nên cần nhất là không có Thương quan vượng. Tứ trụ mừng có được Tị xung Hợi, Nhâm thủy Thương quan trong Hợi bị xung. Giữa 2 lực Hỏa Thủy này, Tị hỏa có khí thế hơn Hợi thủy, vì Nhâm Quí không thấu can. Nhưng đến vận thấu ra (Nhâm Tuất), Tuất là Ấn tinh bị Nhâm thủy Thương Quan cái đầu nên phải từ chức. Thuật ngữ "quan kiến thương quan họa trăm đường" chính là thí dụ này.
Tiêu chí "Tị xung Hợi" này trong cách nhìn của Manh Phái, mà đặc biệt là Ám Hợp chuyển chủ ý là dụng phương pháp của "tặc thần và bộ thần".
* Đặc cách của "Tặc thần" và "Bộ thần" phải là 1 lực vượng khắc 1 lực cực suy. Mầm khắc chế này chỉ hành động khi "tặc thần" lộ diện ra, tức là như "cảnh sát cần có ăn trộm để bắt" vậy.
Trong giáo trình "Đại Liên diện thụ giảng nghĩa" có chương nói về Ám Hợp. Qua bài này các bạn chú ý và hiểu được cách xét thập thần, tượng cách, dụng hỉ kị theo lý luận của Manh Phái.
Ám hợp gồm có 3 tổ hợp: Dần Sửu, Thân Mão, Ngọ Hợi. Đặc điểm của Ám hợp là các can tàng trong 2 địa chi thuộc thiên can ngũ hợp (giáp kỉ, ất canh, bính tân, đinh nhâm, mậu quí).
1- Tổ hợp Dần Sửu
.............giáp-kỉ
.............bính-tân
.............mậu-quí
2- Tổ hợp Thân Mão
...............canh-ất
3- Tổ hợp Ngọ Hợi
..............đinh-nhâm
..............kỉ-giáp
Các tổ hợp trên phải gần kề nhau mới xét ám hợp. Ám hợp biểu lộ sự việc mà thập thần đại biểu, thí dụ như "thương quan và sát ám hợp" trong thí dụ sau:
Nam mệnh, sinh 14.5.1939
Kỉ Mão - Kỉ Tị - Tân Hợi - Giáp Ngọ
2 địa chi Hợi Ngọ liền kề. Tân kim là chủ vị, Đinh là Thất Sát, Nhâm là Thương quan, ám hợp này được cho là "thương quan và sát hợp". Sát chủ quyền lực, Thương quan đại biểu trí tuệ. Tứ trụ có Hỏa vượng, nên tượng hình gọi là "Sát vượng hợp khứ Thương Quan"! Nguyên lý vận dụng chính là "tặc thần bộ thần" *, nên rất cần vận Thủy xuất hiện nhằm thực hiện được việc "hợp mà khứ" này.
Quả nhiên, 2 vận Giáp Tí (43 tuổi) và Quí Hợi (53 tuổi) được liên thăng tam cấp Tỉnh ủy lên Bộ trưởng. Nhưng đến vận Nhâm Tuất (63 tuổi) thì cáo lui.
---
Luận theo cách cục thì dĩ nhiên sẽ có cách nhìn khác hẳn. Đây là Chính Quan cách, nên cần nhất là không có Thương quan vượng. Tứ trụ mừng có được Tị xung Hợi, Nhâm thủy Thương quan trong Hợi bị xung. Giữa 2 lực Hỏa Thủy này, Tị hỏa có khí thế hơn Hợi thủy, vì Nhâm Quí không thấu can. Nhưng đến vận thấu ra (Nhâm Tuất), Tuất là Ấn tinh bị Nhâm thủy Thương Quan cái đầu nên phải từ chức. Thuật ngữ "quan kiến thương quan họa trăm đường" chính là thí dụ này.
Tiêu chí "Tị xung Hợi" này trong cách nhìn của Manh Phái, mà đặc biệt là Ám Hợp chuyển chủ ý là dụng phương pháp của "tặc thần và bộ thần".
* Đặc cách của "Tặc thần" và "Bộ thần" phải là 1 lực vượng khắc 1 lực cực suy. Mầm khắc chế này chỉ hành động khi "tặc thần" lộ diện ra, tức là như "cảnh sát cần có ăn trộm để bắt" vậy.