-tuongduy, 2012-
Số của Hà Đồ Lạc Thư gọi tắt là số Hà Lạc. Nguyên tắc là đổi Can, Chi ra thành số của Hà Đồ Lạc Thư để tìm ra Quẻ dịch tương ứng. Vì quẻ chỉ có 8 quẻ đơn, nhưng phải tìm được quẻ kép mới gọi là Quẻ Hậu Thiên nói rõ hơn về sự kết hợp Âm Dương của Can và Chi.
Quẻ đơn gồm có:
Khảm - số 1
Khôn - số 2
Chấn - số 3
Tốn - số 4
Số 5 là trung tâm
Càn - số 6
Đoài - số 7
Cấn - số 8
Ly - số 9
Thiên can theo số quẻ nói trên:
Mậu - 1
Ất, Quí - 2
Canh - 3
Tân - 4
Nhâm, Giáp - 6
Đinh - 7
Bính - 8
Kỉ - 9
Địa chi thì có 2 cặp số:
Hợi, Tí - 1.6
Tị, Ngọ - 2.7
Dần, Mão - 3.8
Thân, Dậu - 4.9
Thìn, Tuất, Sửu, Mùi - 5.10
Số mầu đỏ là số Dương. Số mầu xanh là số Âm.
Thí dụ bát tự ngày sinh (trong sách của Học Năng):
Năm: Kỉ Sửu
Tháng: Mậu Thìn
Ngày: Quí Mùi
Giờ: Giáp Dần
Đổi sang số Hà Lạc bước 1 như sau:
Kỉ 9..........Sửu 5.10
Mậu 1...........Thìn 5.10
Quí 2..........Mùi 5.10
Giáp 6........Dần 3.8
Các số Âm và Dương gộp chung lại với nhau để cộng lại lập tổng số. Nếu là Dương Nam, Âm Nữ thì xếp hàng số Dương trên, Âm dưới. Nếu là Âm Nam, Dương Nữ thì ngược lại, số Âm ở trên, số Dương ở dưới. Với thí dụ trên là Dương Nam ta có tổng số Âm Dương như sau:
Dương: 9+1+5+5+5+3= 28
Âm: 2+6+10+10+10+8= 46
Tổng số Dương là 28 mà 8 quẻ Lạc Thư cộng lại chỉ có 25 (1+3+5+7+9), nên trừ bớt 25 đi, còn lại 3.
Tổng số Âm là 46 mà quẻ Lạc Thư chỉ có 30 (2+4+6+8+10), nên trừ bớt 30, còn lại 16, lại trừ hàng chục, còn lại 6.
Cuối cùng thì số Hà Lạc của ngày tháng sinh trên là 3/6.
Đổi 3 = Chấn
Đổi 6 = Càn
Vậy là được Quẻ Chấn Càn = Lôi Thiên Đại Tráng
Người này nên tìm đọc về quẻ Lôi Thiên Đại Tráng để hiểu biết sơ qua về hình tượng ngày sinh của mình mang ý nghĩa gì theo Kinh Dịch.
Sau đó là tìm Hóa công, Nguyên đường, Thiên nguyên khí và Địa nguyên khí cùng quẻ Hỗ.
Thí dụ như được tổng số 24, lấy ngay 4; tổng số 29 lấy ngay 9
Nếu là 25 thì theo qui tắc a) dưới đây, nếu là 30 theo qui tắc b)
a) Chú ý về số 5 (trung tâm, không có quẻ đơn nào)
Khi tính tổng số mà gặp 5 thì không chuyển được sang quẻ nào cả, nên phải tuân theo luật Tam nguyên (180 năm):
1- Sanh vào Thượng nguyên (1864-1923), nam là Cấn, nữ là Khôn (bất kể dương nam, dương nữ hay âm nam, âm nữ, cứ là nam nhân thì dùng Cấn, nữ nhân thì dùng Khôn)
2- Sanh vào Trung nguyên (1924-1983)
a- Dương nam, Âm nữ là Cấn
b- Dương nữ, Âm nam là Khôn
3- Sanh vào Hạ nguyên (1984-2043), nam là Ly, nữ là Đoài (giống như 1-)
b) Chú ý về tổng số cộng lại bằng 10 hay bội số 10 (20, 30, 40...):
Nếu trừ hết thì không còn gì nữa! Nên phải lấy số có nghĩa mà dùng. Đấy là 20 thì lấy 2, 30 thì lấy 3...
Như thế thì cũng tương tự như 22 trừ 20 còn 2, hoặc 33 trừ 30 còn 3. Vậy là công bằng.
Admin30/10/2024, 12:27